TƯ VẤN IATF 16949 – HTQL CHẤT LƯỢNG NGÀNH Ô TÔ

Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 (VDA 6.1 – VDA 6.3): là phiên bản đầu tiên về Hệ thống Quản lý Chất lượng ngành Ô tô được phát triển bởi Hiệp Hội Xe Ô tô Thế Giới (IATF – International Automotive Task Force) ban hành vào năm 2016. IATF 16949:2016 được Hiệp Hội Ô tô Thế Giới (IATF) chính thức ban hành vào 01/10/2016 với tên gọi đầy đủ là “Các Yêu Cầu về Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng dành cho Các Tổ Chức Sản Xuất và Dịch vụ liên quan Linh Kiện ngành Ô tô”

Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 (VDA 6.1 – VDA 6.3) là tiêu chuẩn thay thế cho tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009, IATF 16949:2016 được biên soạn bởi Hiệp Hội Xe Ô tô Thế Giới IATF (International Automotive Task Force) với sự hỗ trợ của ủy ban TC 176 (Technical Committee 176) của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO.

Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 là một tiêu chuẩn đột phá, định hướng mạnh mẽ vào khách hàng là các hãng sản xuất Ô tô hàng đầu thế giới, trong tiêu chuẩn IATF 16949:2016 là sự tập hợp của các yêu cầu cụ thể từ những hãng Xe Ô tô hàng đầu thế giới như là BMW, FCA US LLC (Chrysler Group LLC cũ), FCA Italy SpA, Ford Motor Company, General Motors, PSA Group, Renault Group.

ISO/TS 16949 phiên bản lần đầu tiên được Hiệp Hội Xe Ô Tô Thế Giới (IATF) ban hành vào năm 1999 với mục đích hài hoà các hệ thống đánh giá và chứng nhận khác nhau trên toàn thế giới trong chuỗi cung ứng cho ngành ô tô. Các bản sửa đổi khác đã được ban hành mới là ấn bản lần 2 vào năm 2002 và ấn bản lần thứ 3 năm 2009 để phù hợp với ngành sản xuất phụ trợ cho Ô tô và phù hợp với các bản sửa đổi của tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

ISO / TS 16949:2016 cùng với các tài liệu về kỹ thuật quản lý và kiểm soát chất lượng – 5 công cụ cốt lõi (5 Core tools) là FMEA, SPC, MSA, APQP, PPAP được biên soạn và phát hành để giúp cho tất cả các công ty sản xuất linh kiện ngành ô tô trên toàn thế giới có thể đáp ứng được các yêu cầu khắc khe của các hãng ô tô hàng đầu thế giới, từ đó giúp cho ngành sản xuất xe ô tô có thể phát triển bền vững.

Mục đích của tiêu chuẩn IATF 16949:2016 / VDA 6.1 / VDA 6.3

Dựa trên nền tảng của tiêu chuẩn ISO 9001, các nền công nghiệp phát triển đưa ra các tiêu chuẩn để quản lý chất lượng các doanh nghiệp sản xuất linh kiện trong lĩnh vực ô tô – xem máy như: VDA 6.1 – VDA 6.3 (Đức) – AVQS (Italia) – Big Three (Mỹ) và EAQF (Pháp). ISO/TS 16949 được ban hành dựa trên việc tích hợp các tiêu chuẩn trên.

Như tiêu chuẩn ISO/TS 16949 trước đây, tiêu chuẩn IATF 16949:2016 được phát triển dựa trên nền tản của ISO 9001:2015, kết hợp với QS 9001 và VDA 6.1 và các yêu cầu cụ thể của các hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới vì vậy cấu trúc của tiêu chuẩn IATF 16949:2016 giống với cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 9001, tuy nhiên tương ứng với mỗi điều khoản của ISO 9001:2015 thì IATF 16949:2016 bổ sung thêm các điều khoản khác với độ khó cao hơn rất nhiều so với ISO 9001:2015 nhằm đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt và khắc khe về chất lượng của ngành sản xuất linh kiện ô tô.

Ví dụ: trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015, chỉ có điều khoản “7.2 Năng lực”, thì IATF 16949:2016 ngoài điều khoản “7.2 Năng lực” giống ISO 9001:2015 thì còn có thêm điều khoản “7.2.1 Năng lực-bổ sung”, “7.2.2 Năng lực-đào tạo tại chỗ”, “7.2.3 Năng lực của đánh giá viên nội bộ”, “7.2.4 Năng lực của đánh giá viên bên thứ hai”

Mục đích của tiêu chuẩn quốc tế IATF 16949:2016 là phát triển Hệ thống Quản lý Chất lượng:

–           Giúp cho Doanh nghiệp liên tục cải tiến. (Tư vấn VDA 6.1)

–           Nhấn mạnh vào phòng ngừa sai lỗi, phòng ngừa khuyết tật

–           Đáp ứng được các yêu cầu cụ thể của ngành sản xuất ô tô và ứng dụng được các công cụ của ngành sản xuất ô tô.

–           Tăng cường giảm sự biến động của chất lượng sản phẩm, giảm sự biến động của quá trình và giảm lãng phí trong toàn bộ chuỗi cung ứng của ngành ô tô.

NPG Việt Nam cung cấp dịch vụ Đào tạo 5 core tools – Tư vấn Chứng nhận hệ thống quản lý IATF 16949 : 2016

Để ứng dụng được IATF 16949:2016 – VDA 6.1 – VDA 6.3, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn IATF 16949:2016, thì doanh nghiệp phải áp dụng thường xuyên 5 công cụ cốt lõi của ngành sản xuất linh kiện ô tô (5 Core tools) là:

–           FMEA (Potential Failure Mode and Effects Analysis) – Phân tích hình thức sai lỗi tiềm ẩn và tác động của các hình thức sai lỗi tiềm ẩn.

–           SPC (Statistical Process Control) – công cụ “Kiểm soát quá trình bằng thống kê” (chú ý công cụ SPC của IATF 16949:2016 không phải là 7 QC tools thường áp dụng của người Nhật, rất nhiều người lầm lẫn về công cụ này).

–           MSA (Measurement System Analysis) – công cụ “Phân tích hệ thống đo lường”

–           APQP (Advanced Product Quality Planning and Control Plan) – công cụ “Cách thức hoạch định tiên tiến về chất lượng sản phẩm phẩm và kế hoạch kiểm soát”.

–           PPAP (Production Part Approval Process) – công cụ “Quá trình phê duyệt sản xuất (hàng loạt)”

Đào tạo 5 core tools

Năm công cụ cốt lõi – 5 core tools (FMEA, SPC, MSA, APQP, PPAP) liên tục được tổ chức AIAG (Automotive Industry Action Group) (một tổ chức được IATF ủy quyền biên soạn, sửa đổi, ban hành 5 Core tools) liên tục cập nhật mới nội dung, vì vậy để ứng dụng hiệu quả IATF 16949:2016 cũng như đảm bảo kết quả đánh giá chứng nhận IATF 16949:2016 / VDA 6.1 / VDA 6.3 (Tư vấn VDA 6.1) luôn tốt, các doanh nghiệp áp dụng IATF 16949:2016 cần phải thường xuyên cập nhật phiên bản mới nhất của các công cụ này.

Đào tạo 5 core tools

Chính nhờ việc áp dụng thường xuyên 5 core tools nên IATF 16949:2016 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm đảm bảo nhà cung cấp và những chi nhánh của các nhà cung cấp hoạt động với một hệ thống liên tục cải tiến, có khả năng ngăn ngừa những sai lỗi ngay từ ban đầu (bằng cách áp dụng FMEA, APQP, PPAP), giảm độ biến thiên chất lượng sản phẩm (bằng cách áp dụng SPC, MSA), và giảm các lãng phí trong hoạt động sản xuất.

Các điều khoản và thay đổi (cần lưu ý) của tiêu chuẩn IATF 16949:2016 / VDA 6.1 / VDA 6.3

Tiêu chuẩn IATF 16949:2016 cũng được xây dựng dựa trên nền tảng 7 nguyên tắc quản lý chất lượng và “tư duy dựa trên rủi ro / Risk-based thinking”, tiêu chuẩn IATF 16949:2016 có cấu trúc giống tiêu chuẩn ISO 9001:2015, tuy nhiên IATF 16949:2016 có thêm các điều khoản bổ sung dành cho yêu cầu đặc thù của ngành sản xuất linh kiện Ô tô.

Để được đánh giá chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn IATF 16949:2016, thì Doanh nghiệp ngoài việc đáp ứng được các yêu cầu trong tiêu chuẩn IATF 16949:2016, chứng minh áp dụng thành thạo và hiệu lực 5 Core tools (FMEA, SPC, MSA, APQP, PPAP) thì phải thỏa mãn những quy định được nêu trong IATF Rule 5th Edition – Rules for Achieving and Maintaining IATF Recognition của tổ chức IATF.

  • Các quy định (Rules) mới, 5th edition, có hiệu lực từ Jan 01, 2017.
  • Bao gồm luôn cả các accessory part. (Tư vấn VDA 6.1)
  • Phạm vi đánh giá của các cơ sở sản xuất (manufacturing site) phải bao gồm cả các khác hàng Ô tô không yêu cầu IATF ( hoặc ISO/TS).
  • Hợp đồng giữa CB (Certification Bodies) và khách hàng phải bổ sung điều khoản cho phép hợp đồng được gia hạn cho đến khi hoàn tất các yêu cầu đối với CB mới.(Tư vấn VDA 6.1)
  • Khách hàng được yêu cầu cung cấp thông tin về số nhân sự của cơ sở chính và các địa điểm hỗ trợ cho quá trình hoạch định đánh giá (5.7.1)
  • Rút bỏ quy định cho phép đánh giá khi phát sinh Major.
  • Các quy định còn lại không thay đổi. (Tư vấn VDA 6.1)
0 replies

Leave a Reply

Want to join the discussion?
Feel free to contribute!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *